Thứ Hai, 3 tháng 12, 2012

NGHỊCH CẢNH CHO TA GIÁ TRỊ GÌ?

Những nông dân ở miền nam Alabama đã quen trồng chỉ mỗi một thứ là cây bông (dùng để se chỉ, dệt vải). Một năm kia những con sâu bọ đáng sợ đã tàn phá cả vùng. 

Năm sau những người nông dân đem nhà cửa của họ đi cầm cố để có tiền và tiếp tục trồng cây bông, hi vọng vào một kỳ gặt hái tốt đẹp. Thế nhưng khi những cây bông bắt đầu mọc, những con sâu bọ đó lại đến và phá sạch hầu hết các cánh đồng.

Một số ít người “sống sót” qua hai năm đó đã quyết định trồng thử một thứ mà trước đây họ chưa từng trồng – cây đâu phộng. Và kết quả là đậu phộng của họ đã nhanh chóng được thị trường ưa chuộng, đến nỗi lợi tức của năm đó đủ để cho họ trả hết nợ của hai năm trước.. kể từ đó họ trồng đậu phộng và rất phát đạt.

Và rồi bạn biết những người nông dân đó đã làm gì không? Họ trích một phần tài sản to lớn của mình để dựng một đài kỷ niệm ngay giữa trung tâm thành phố ghi công “những con sâu bọ”. 

Bởi nếu không vì những con sâu đó họ sẽ không bao giờ khám phá ra đậu phộng. Họ sẽ mãi mãi chỉ đủ ăn với nghề trồng cây bông từ thế hệ này qua thế hệ khác.

Chúng ta thường than oán mỗi khi rơi vào nghịch cảnh. Thế nhưng nghịch cảnh đều có giá trị của nó. Và nếu chúng ta không bỏ cuộc, không đầu hàng, ngược lại nếu chúng ta coi đó như là những cơ hội để phấn đấu vươn lên, chắc chắn chúng ta sẽ khám được những giá trị quý báu.

..............................
P/s: 
"Trong thực có hư và trong hư có thực-trong thất bại có ươm mầm cho thành công, trong thành công có hạn sạn báo hiệu thất bại", nghịch cảnh cho ta sức mạnh. 

Đến nay tôi mới hiểu tại sao những người làm giàu chính đáng hay đi làm từ thiện. Người giàu đã trải qua những lúc khó khăn nhất trong cuộc đời, trải qua những chọn lựa khắc nghiệt, những khó khăn dườn như không qua khỏi ...người làm giàu chính đáng họ thấu hiểu được nỗi cơ cực khi xuống tận đáy của xã hội nên họ cảm thông với những kẻ sa cơ. Có phải đó là lý do họ làm từ thiện chăng? tôi cho là vậy. 

Chủ Nhật, 18 tháng 11, 2012

NHÀ DIỄN GIẢ VÀ THUẬT GIỮ LỮA NHIỆT HUYẾT


Bài thuyết giảng. Tại một ngôi làng nhỏ, có một vị giáo sư thường đến nói chuyện về cuộc sống, về cộng đồng vào mỗi Chủ nhật. Ngoài ra, ông còn tổ chức nhiều hoạt động vui chơi cho những đứa trẻ trong làng.
Nhưng đến một Chủ nhật nọ, một cậu bé, vốn rất chăm đến nghe chuyện bỗng nhiên không đến nữa. Nghe đồn cậu ta không muốn nghe những bài nói chuyện tầm xàm và cũng chẳng muốn chơi với những cô cậu bé khác nữa.

Sau 2 tuần, vị giáo sư quyết định đến thăm cậu bé. Cậu đang ở nhà một mình, ngồi trước bếp lửa. 
Đoán được lý do chuyến thăm, cậu bé mời vị giáo sư vào nhà và lấy cho ông một chiếc ghế để ông ngồi bên bếp lửa cho ấm.

Vị giáo sư ngồi xuống nhưng vẫn không nói gì. Trong im lặng, 2 người cùng ngồi nhìn ngọn lửa nhảy múa.
Sau vài phút, vị giáo sư lấy cái kẹp, cẩn thận nhặt một mẩu than hồng đang cháy sáng ra và đặt nó bên cạnh lò sưởi.

Rồi ông lại ngồi xuống ghế, vẫn im lặng. Cậu bé cũng im lặng quan sát.

Cục than đơn lẻ cháy nhỏ dần, cuối cùng cháy thêm được vài giây nữa rồi tắt hẳn, không còn đốm lửa nào nữa. Nó trở nên lạnh lẽo, không còn sức sống.

Vị giáo sư nhìn đồng hồ và nhận ra đã đến giờ ông phải đi thăm người khác. Ông đứng dậy, nhặt cục than đã tắt đặt lại vào giữa bếp lửa. Ngay lập tức, nó lại cháy, tỏa sáng một lần nữa với ánh sáng và hơi ấm của những cục than xung quanh.

Khi vị giáo sư đi ra cửa, cậu bé nắm tay ông và nói:
- Cảm ơn giáo sư đã đến thăm và đặc biệt cảm ơn bài nói chuyện của giáo sư. Tuần sau cháu sẽ lại đến chỗ giáo sư cùng mọi người

Thứ Tư, 14 tháng 11, 2012

Cách dạy con khác biệt như người sáng lập của Tập đoàn Sony


Theo Masaru Ibuka, để con trẻ có thể phát triển tốt có thể “diễn giải” thành 5 bước cơ bản như sau:

1. Siêng năng bế ẵm, âu yếm con. Việc tiếp xúc, gần gụi với thân thể cha mẹ không chỉ giúp ươm “mầm lương tri”, lòng trắc ẩn, sự nhạy cảm trong bé mà còn tác động rất tích cực lên trí thông minh của “thiên thần nhỏ”.
Cho bé ngủ chung giường và thường xuyên ôm ấp bé thực ra không hề làm hư bé như nhiều người vẫn nghĩ. Sự trìu mến dành cho trẻ nhỏ chính là nền tảng tốt nhất để các bé phát triển lành mạnh.

2. Tạo môi trường thuận lợi cho sự phát triển của con. Điều đó không có nghĩa là phải trang bị cho ngôi nhà của bé thật tiện nghi và đầy ắp đồ chơi xịn. Khi quá tiện nghi, bé sẽ ít động não hơn, và khi có quá nhiều đồ chơi bé sẽ bị phân tâm, khó tập trung.

Ví như chỉ có một chú gấu bông thì bé sẽ “nghiên cứu” nó thật kỹ và cố nghĩ ra thật nhiều trò để chơi cùng nó. Nhưng nếu có cả một bầy thú nhồi bông, búp bê, siêu nhân… vây quanh thì bé sẽ không dừng lại lâu với món nào để “tư duy” kỹ lưỡng cả.

Ngoài ra, để trẻ có thể phát triển lối tư duy khác biệt, tích cực, bạn chớ vội mua ngay cho con những thứ mà con thích. Cứ để con thiếu thốn một chút thì trí tưởng tượng của con càng có cơ hội bay bổng. Đôi giày sành điệu của mẹ có thể biến thành một cặp… chiến xa. Còn thùng đồ sửa xe của bố ư? Có thể được bé hình dung như một tòa lâu đài đầy bí hiểm.

3. Trao cho con chì màu, đất nặn càng sớm càng tốt! Tất cả những gì mà trẻ tự tạo ra bằng đôi tay của chính mình – vẽ, nặn, tô, hay thậm chí là xé tan, đập nát thứ gì đấy… thì cũng giúp trí thông minh và bản năng sáng tạo của trẻ phát triển.

Và phụ huynh đừng nên liên tục phê bình, chỉnh đốn con kiểu như: “Cầm bút cao cao lên nào!”, “Không được dùng tay trái”, “Sao mặt trời lại màu tím, màu đỏ chứ”…. Vì như vậy ta chỉ cản trở sự sáng tạo của trẻ mà thôi. Nhân tiện xin nói thêm là việc sử dụng tay trái hay tay phải đều có tác dụng như nhau trong việc tăng cường khả năng của bộ não ở trẻ nhỏ.

4. Thường xuyên đọc sách cho con nghe và dạy con học thuộc thơ. Bộ nhớ của các bé lên ba có thể lưu giữ cả trăm bài thơ ngăn ngắn và càng được rèn luyện nhiều thì bộ nhớ ấy càng… mênh mông hơn.
Ban đầu bé có thể ngắc ngứ mãi không đọc trôi một câu thơ, nhưng dần dần bé có thể làu làu cả một tập thơ vài chục rồi vài trăm bài. Ngoài tác dụng luyện trí nhớ, việc đọc thơ còn đem cho bé niềm hứng khởi đối với thơ ca, bồi dưỡng cho tâm hồn bé thêm phong phú.

5. Khi bé đã biết đi, hãy dắt bé đi dạo thay vì đặt bé trong xe nôi. Lý do là đi bộ trên đôi chân của chính mình sẽ kích thích trẻ tư duy tốt hơn.
Chẳng phải ngẫu nhiên mà nhiều nhà bác học, nhà văn, kiến trúc sư nhiều khi bị “bí” ý tưởng hay “tụt” cảm hứng đã đứng lên đi bộ loanh quanh và ý tưởng bỗng dưng lại xuất hiện, cảm hứng đột nhiên quay về.

Theo Masaru Ibuka, lý tưởng nhất đối với trẻ con là được lớn lên trong một đại gia đình với nhiều thế hệ. Sự hiện của ông bà, cô dì, chú bác, anh chị em tạo ra một môi trường xã hội tuyệt vời cho sự phát triển của trẻ nhỏ.

Bản thân Masaru đã từng dành rất nhiều thời gian, tâm sức cho đứa con trai bị bệnh bại não của mình. Ông cho rằng trong gia đình, người cha chỉ làm trụ cột kinh tế thôi chưa đủ mà còn phải là nhà giáo dục thực sự đối với các con và ông kêu gọi các ông bố hãy đi tiên phong trong sự nghiệp giáo dục con cái.

Phương pháp của “ông Sony” từng bị phản đối vì quan điểm dùng hình phạt thể chất đối với trẻ dưới ba tuổi nhưng Masaru Ibuka lý giải rằng trẻ cần được đưa vào nề nếp từ lúc chưa đầy một tuổi, vì đến ba tuổi thì ở trẻ đã hình thành lòng tự trọng và việc quở mắng hay dùng roi vọt lúc ấy sẽ rất nan giải, thậm chí là vô nghĩa.

Tuy nhiên, Masaru Ibuka cũng nhấn mạnh rằng không bao giờ nên dùng những hình phạt khiến trẻ cảm thấy bị sỉ nhục và nảy sinh lòng thù hận.
Và nói chung, đối với con trẻ thì khen ngợi, khích lệ luôn cần được ưu tiên, còn trừng phạt thì hãy giảm thiểu. Đặc biệt là đừng bao giờ trách phạt, đánh mắng trẻ trước mặt người khác.
Bạo hành và sỉ nhục không bao giờ có thể là bạn đồng hành với sự phát triển của trí tuệ.



Chỉ có sự ham mê hiểu biết và niềm vui khám phá mới có thể giúp trẻ vươn đến những chân trời mới của tri thức.

Thứ Hai, 12 tháng 11, 2012

Thành công? Đừng nhầm lẫn bạn nhé!




Trong một bài trả lời phỏng vấn, người giàu có và thành công nhất thế giới Bill Gates đã nói quan niệm của mình:

"Cuộc sống là một cuốn sách to, dày. Kẻ dại thì lật quá nhanh. Người khôn thì đọc, suy nghĩ và ứng dụng. Ðáng sợ nhất là sự rỗng tuếch, nước chảy bèo trôi. Mái trường là nơi sản sinh ra những người chèo lái cuộc sống nhưng không nên coi là con đường duy nhất để có tương lai. Học ngoài nhà trường là công việc cả đời. Thất nghiệp cũng chỉ là chuyện thường gặp, đừng quan trọng hóa mà coi nó là quãng thời gian tiếp tục rèn luyện. Cuộc sống càng dễ con người càng yếu đuối". 

Khi được hỏi ông có lời khuyên gì với tư cách là một người thành đạt nhất thế giới, Bill Gates nói: "Hãy bớt ngủ, tăng giờ làm việc và không bao giờ bỏ học giữa chừng như tôi!".

Rõ ràng Bill Gates cũng như nhiều người thành đạt khác có chung một phẩm chất là làm việc không ngừng để đạt lấy đỉnh cao ước mơ.

Khi bạn không có nhiều phẩm chất trí tuệ, bạn chưa có tích lũy mà bạn lại còn bắt đầu từ con số 0 về vật chất hẳn bạn thấy mình nhỏ bé và khó có chỗ chen chân. Nhưng đó chỉ là mở đầu, rồi bạn sẽ có một công việc nào đó. Bạn thấy mình là lính mới giữa đám cựu binh lâu đời, lành nghề. Ðôi khi ở công sở có những người sống lâu lên lão làng, che khuất mất vai trò của bạn. Có thể họ nhìn bạn là một người "đầu sai" chạy việc vặt như ngày xưa họ đã trải qua. Có thể họ là đám bảo thủ, họ sẽ gây khó khăn cho bạn. Nhưng, ở họ là cả một kho kinh nghiệm, nếu bạn tự đắc thấy họ ít bằng cấp, bạn đừng vội cho mình mới đáng lên chức, làm lãnh đạo họ. Dù sự thật là bạn có nhiều tiềm năng, bạn cũng phải sống và làm việc sao cho tài năng của bạn được công nhận và ứng dụng một cách rõ ràng qua công việc.

Có một số bạn trẻ quan niệm lầm lẫn về sự thành đạt. Phải đua chen, nếu cần thì rất ích kỷ, chỉ thấy mình là nhất, xem người khác là đối tượng để mình dẫm đạp lên. Có lẽ họ đã không đủ kiên nhẫn để chứng tỏ thực tài của mình. Người khác giỏi hơn bạn, bạn đừng coi điều đó là điềm không may của mình. Cho nên bạn dễ cảm thấy ghét người giỏi hơn mình. Ðó là nọc độc ngấm dần, người ta nhìn thấy bạn rất rõ trong sự "vươn lên một cách điên cuồng và nóng vội" và đó là lý do để bạn thất bại. Bạn có thể giành giật được một cái gì đó nhưng về con người, về các mối quan hệ xã hội, về sự thanh thản trong tâm hồn, bạn thất bại ê chề. 



Thứ Ba, 23 tháng 10, 2012

Chuyện của người xưa "Nhẫn nhục là cửa ngõ"



Môn đệ của một nhà hiền triết kia phạm một lỗi nặng. Nhà hiền triết bảo rằng "Ta không thể tha thứ cho ngươi nếu ngươi không chịu để cho thiên hạ chửi ngươi trong ba năm"

Người môn đệ vâng lệnh thầy. Sau ba năm hắn trở lại, nhà hiền triết lại bảo "Ta không thể tha thứ cho ngươi, nếu ngươi không chịu mất tiền cho người ta chửi trong ba năm nữa". Người môn đệ lại vâng lời thầy dạy. Sau ba năm hắn trở lại, nhà hiền triết bảo "Ta tha thứ cho ngươi. Bây giờ ngươi có thể đến thành Athenes, để trau dồi đức hạnh."
Ðến Athenes, người môn đệ xin nhập môn một nhà hiền triết xưa nay vốn dùng sự chửi rủa để thử học trò. Vừa vào tới cửa, người môn đệ này đã bị ông thầy chửi như tát nước, vuốt mặt không kịp. Nhưng ông thầy càng chửi thì hắn càng phá lên cười. Thầy hỏi "Sao ta chửi ngươi mà ngươi lại cười?". Người môn đệ thưa "Trong suốt ba năm tôi phải mất tiền để được nghe người chửi, nay tôi được thầy chửi không mất tiền, làm sao bảo tôi không cười được". Nhà hiền triết nói "Xin mời người vào. Chỉ có ngươi mới xứng đáng là học trò của ta".

"Nhẫn nhục" qủa là cửa ngõ đưa vào con đường đức hạnh.

Thứ Sáu, 19 tháng 10, 2012

GIÚP NGƯỜI, GIÚP CHÍNH MÌNH




Một chú chuột nhìn qua vách nhà, thấy bác nông dân và vợ đang hí hoáy mở một cái hộp. Chú hí hửng chắc hẳn trong hộp là món đồ ăn rất ngon. Nhưng ngay sau đó, chú hốt hoảng khi phát hiện ra đó là một chiếc bẫy chuột. Chú lao ra sân la toáng lên:

- Có một cái bẫy chuột trong nhà, có một cái bẫy chuột trong nhà!
Chị gà mái đang thủng thẳng bới giun trong vườn nghe thấy chỉ nghếch đầu lên và nói:

- Này chuột, cái bẫy chuột ấy quả thật là rất ghê gớm. Nhưng nó chỉ ghê gớm với cậu thôi. Còn với tôi thì nó chẳng có liên quan gì. Làm sao tôi có thể bị sa chân vào một cái bẫy chuột được.

Chú chuột liền chạy đi kể lể về cái bẫy với chị heo trong chuồng:

- Chị heo, có một cái bẫy chuột trong nhà. Nó thật là khủng khiếp!

Chị heo ôm bụng cười ngặt nghẽo:

- Ta rất hiểu cho cậu, nhưng chuột này, nó thì có ảnh hưởng gì đến ta? Ta sẽ cầu nguyện cho cậu không bị vướng vào cái bẫy đó.

Cậu buồn bã đến gặp bác bò, nhưng cũng chỉ nhận được thái độ tương tự: "Bác rất hiểu cháu đang lo sợ như thế nào. Nhưng mà ta cũng chẳng giúp được gì. Hãy đi đứng cẩn thận con trai".

Chú chuột thở dài một tiếng, rồi lặng lẽ quay vào nhà, nằm đối diện chiếc bẫy nguy hiểm. Chú miên man trong những suy nghĩ về chiếc bẫy, về một ngày nào đó chẳng may mình bị bẹp dí trong chiếc bẫy kia... rồi ngủ thiếp đi lúc nào không biết. Bỗng nửa đêm, một tiếng la thất thanh khiến chú giật mình tỉnh giấc, trước đó là tiếng của chiếc bẫy sập lại. "Ôi trời, có người anh em nào của ta đã gặp nạn rồi sao?", chú nghĩ bụng.

Thì ra đó là tiếng hét của vợ người nông dân. Nghe tiếng động, bác gái vội vàng xuống nhà xem có con chuột nào bị dính bẫy. Nhưng trời tối quá, bác không ngờ rằng, kẻ bị sập bẫy lại là một con rắn độc. Trong lúc mon men đến gần cái bẫy bác gái đã bị nó cắn vào chân.

Bác nông dân vội vàng đưa vợ đến bệnh viện. Khi trở về, bác gái bị lên cơn sốt. Bác trai nhớ là ăn cháo có thể hạ sốt nên ra vườn cắt tiết chị gà mái để lấy nấu cháo cho vợ ăn. Nhưng bệnh tình của bác gái vẫn không giảm chút nào. Bạn bè, hàng xóm đến hỏi thăm. Bác trai phải thịt chị heo để lấy thức ăn mời mọi người dùng cơm. Thật không may, sau nhiều ngày chống chọi với bệnh tật, vợ bác nông dân đã qua đời. Vì họ hàng đến hỏi thăm, phúng viếng rất đông nên bác phải mổ bác bò để có đủ thức ăn đãi khách.

==> BÀI HỌC RÚT RA:
Cuộc sống là những vòng dây kết nối chặt chẽ giữa người với người. Đôi khi bạn nghĩ, khó khăn, rắc rối của người này chẳng liên quan đến mình; nhưng rất có thể, nó sẽ liên lụy đến bạn theo một cách nào đấy. Vậy nên, đừng thờ ơ, lãnh cảm hay vô tâm trước khó khăn của người khác, vì giúp người cũng là giúp chính mình.

Thứ Tư, 17 tháng 10, 2012

Sự Lợi Hại Của Thất Bại


Sự Lợi Hại Của Thất Bại 

"Ta học nhiều ở thất bại hơn lúc ta thành công"


Anh chàng thất nghiệp bị rớt phỏng vấn vòng ngoài bãi giữ xe nhưng lại được tuyển dụng phút chót ở vòng chung kết!




Một công ty lớn tuyển mộ nhân sự và số người ứng thí rất đông. Họ đều có bề dày kinh nghiệm và có bằng cấp, học vị đáng kính nể.

Qua ba vòng thi tuyển chỉ còn lại 11 người lọt vào vòng cuối cùng cho sáu vị trí quan trọng của công ty do chính tổng giám đốc và những nhân vật cao cấp trong công ty trực tiếp phỏng vấn.

Khi vị tổng giám đốc phát hiện có đến 12 người tham dự, ông hỏi: “Ai trong số các vị đã không lọt qua các vòng tuyển chọn trước đó?”

“Dạ tôi.” – Một chàng trai đứng dậy nói. “Tôi bị loại ngay từ vòng đầu nhưng tôi tin mình có thể trúng tuyển nên vẫn muốn thử sức ở vòng cuối cùng này”.

Mọi người trong phòng đều bật cười, kể cả ông già lo việc trà nước đứng ở phía cửa ra vào. Ông tổng giám đốc vừa ngạc nhiên, vừa tò mò hỏi tiếp: “Anh đã bị loại từ vòng đầu, vậy hôm nay anh tới đây có nghĩa gì”?

“Tôi chỉ tốt nghiệp đại học và là một nhân viên bình thường nhưng tôi có 11 năm kinh nghiệm làm việc và đã từng làm cho 18 công ty khác nhau.” – Rất tự tin, chàng trai trả lời.

“Bằng cấp, học lực và chức vụ của anh đều ở mức trung bình. 11 năm kinh nghiệm làm việc tại 18 công ty khác nhau đúng là điều đáng ngạc nhiên. Tuy nhiên với tư cách là nhà tuyển dụng, chúng tôi không thích điều này.” – Ông tổng giám đốc ngắt lời.

“Thưa ông, tôi không hề chuyển công ty mà tại vì 18 công ty tôi đã từng làm việc đều… phá sản.” – Chàng thanh niên vẫn trả lời tỉnh bơ.

Lần này thì cả khán phòng cười ồ. Có tiếng bình phẩm từ phía trên: “Cậu ta đúng là người xui xẻo.” Nhưng chàng trai nói tiếp: “Tôi cho rằng đó mới chính là điểm mạnh của riêng tôi mà không phải ai trong quí vị ở đây cũng có được.”

Cả phòng lại ồn ào lên. Lúc này, ông già phục vụ nước tiến đến bàn chủ tọa và rót nước cho các vị lãnh đạo trong hội đồng giám khảo.



Chàng trai tiếp tục:


“Tôi hiểu rất rõ 18 công ty đó bởi tôi đã từng cùng những đồng nghiệp của mình chung lưng đấu cật để kéo chúng khỏi bờ vực phá sản. Tuy không thành nhưng tôi đã học được rất nhiều từ những sai lầm khiến công ty thất bại. Đa số chúng ta thường thích tìm hiểu và học hỏi những kinh nghiệm để thành công, nhưng khác với quí vị, tôi chắc chắn có nhiều kinh nghiệm hơn người khác ở chỗ biết làm thế nào để tránh sai lầm và thất bại. Tôi biết chắc những kinh nghiệm để thành công thường có những điểm tương đồng nhưng lý do để dẫn đến thất bại thì luôn khác nhau. Thật sự rất khó biến kinh nghiệm thành công của người khác thành của cải của chính mình, nhưng chúng ta lại rất dễ phạm sai lầm của kẻ khác”.

Nói xong, chàng trai đứng dậy tỏ ý muốn đi ra khỏi phòng.

Ông phục vụ già lại chồm lên rót nước cho ông tổng giám đốc.

Bất ngờ chàng trai quay đầu lại mỉm cười và nói với ông tổng giám đốc: “11 năm với 18 công ty khác nhau cho phép tôi có sự quan sát và óc phân tích về người và việc. Vì vậy, tôi biết rõ vị giám khảo thật sự của ngày hôm nay không phải là ông mà chính là ông già lao công, phục vụ nước.”

Cả 11 thí sinh trong phòng đều ngạc nhiên nhìn về phía người phục vụ già với ánh mắt hoài nghi.


Lúc này, ông già lao công mỉm cười hài lòng và nói: “Rất giỏi! Anh sẽ là người đầu tiên được nhận vào làm việc tại công ty chúng tôi. Ngoài ra, tôi cũng thật sự muốn biết vì sao màn trình diễn của tôi lại có thể bị thất bại nhanh chóng như vậy?”



Nguyễn Quốc Thoại

BÀI THUYẾT GIẢNG VÀ THUẬT GIỮ LỬA NHIỆT HUYẾT


Bài thuyết giảng. Tại một ngôi làng nhỏ, có một vị giáo sư thường đến nói chuyện về cuộc sống, về cộng đồng vào mỗi Chủ nhật. Ngoài ra, ông còn tổ chức nhiều hoạt động vui chơi cho những đứa trẻ trong làng.   
Nhưng đến một Chủ nhật nọ, một cậu bé, vốn rất chăm đến nghe chuyện bỗng nhiên không đến nữa. Nghe đồn cậu ta không muốn nghe những bài nói chuyện tầm xàm và cũng chẳng muốn chơi với những cô cậu bé khác nữa.   
Sau 2 tuần, vị giáo sư quyết định đến thăm cậu bé. Cậu đang ở nhà một mình, ngồi trước bếp lửa. 
Đoán được lý do chuyến thăm, cậu bé mời vị giáo sư vào nhà và lấy cho ông một chiếc ghế để ông ngồi bên bếp lửa cho ấm.
Vị giáo sư ngồi xuống nhưng vẫn không nói gì. Trong im lặng, 2 người cùng ngồi nhìn ngọn lửa nhảy múa.

Sau vài phút, vị giáo sư lấy cái kẹp, cẩn thận nhặt một mẩu than hồng đang cháy sáng ra và đặt nó bên cạnh lò sưởi.

Rồi ông lại ngồi xuống ghế, vẫn im lặng. Cậu bé cũng im lặng quan sát.
 
Cục than đơn lẻ cháy nhỏ dần, cuối cùng cháy thêm được vài giây nữa rồi tắt hẳn, không còn đốm lửa nào nữa. Nó trở nên lạnh lẽo, không còn sức sống.

Vị giáo sư nhìn đồng hồ và nhận ra đã đến giờ ông phải đi thăm người khác. Ông đứng dậy, nhặt cục than đã tắt đặt lại vào giữa bếp lửa. Ngay lập tức, nó lại cháy, tỏa sáng một lần nữa với ánh sáng và hơi ấm của những cục than xung quanh.

Khi vị giáo sư đi ra cửa, cậu bé nắm tay ông và nói:
- Cảm ơn giáo sư đã đến thăm và đặc biệt cảm ơn bài nói chuyện của giáo sư. Tuần sau cháu sẽ lại đến chỗ giáo sư cùng mọi người.

......................................
Cục than hồng như mỗi người chúng ta, lửa nhiệt huyết luôn cháy trong ta nếu biết khơi gợi đúng thời điểm và đúng lúc. Khi đã có "lửa", chúng ta hành động đơn lẻ sẽ không thành công.
Còn bạn thì sao?  

Chủ Nhật, 14 tháng 10, 2012

SỰ TRÙNG HỢP NGẪU NHIÊN HAY GIEO NHÂN NÀO GẶT QUẢ NẤY!??!!!




Một hôm một người đàn ông trông thấy một bà lão với chiếc xe bị ‘pan’ đậu bên đường. Tuy trời đã sẩm tối anh vẫn có thể thấy bà đang cần giúp đỡ. Vì thế anh lái xe tấp vào lề đậu phía trước chiếc xe Mercedes của bà rồi bước xuống xe. Chiếc xe Pontiac củ kỉ của anh vẫn nổ máy khi anh tiến đến trước mặt bà. Dù anh tươi cười nhưng bà lão vẫn tỏ vẻ lo ngại. Trước đó khoảng một tiếng đồng hồ không một ai dừng xe lại để giúp bà. Người đàn ông này liệu có thể hãm hại bà không? Trông ông không an 

Người đàn ông đã có thể nhận ra nỗi sợ hãi của bà cụ đang đứng bên ngoài chiếc xe giữa trời lạnh. Anh biết cảm giác lo sợ của bà như thế nào rồi. Cái run đó, nỗi lo sợ trong lòng đó mới là lý do tự nó thành hình trong ta.

Anh nói: “Tôi đến đây là để giúp bà thôi. Bà nên vào trong xe ngồi chờ cho ấm áp? Luôn tiện, tôi tự giới thiệu tôi tên là Bryan Anderson.”

Thật ra thì xe của bà chỉ có mỗi vấn đề là một bánh bị xẹp thôi nhưng đối với một bà già thì nó cũng đủ gây phiền não rồi. Bryan bò xuống phía dưới gầm xe tìm một chỗ để con đội vào và lại bị trầy da chổ khớp xương bàn tay một hai lần gì đó.

Chẳng bao lâu anh đã thay được bánh xe. Nhưng anh bị dơ bẩn và hai bàn tay bị đau xát.

Trong khi anh đang siết chặt ốc bánh xe, bà cụ xuống cửa kiếng và bắt đầu nói chuyện với anh. Bà cho anh biết bà từ St. Louis đến và chỉ mới đi được một đoạn đường. Bà không thể cám ơn đầy đủ về việc anh đến giúp đỡ cho bà. Bryan chỉ mỉm cười trong lúc anh đóng nắp thùng xe của bà lại. Bà cụ hỏi bà phải trả cho anh bao nhiêu tiền. Bryan chưa hề nghĩ đến hai lần là sẽ được trả tiền, đây không phải là nghề của anh. Anh chỉ là giúp người đang cần được giúp đỡ và Chúa, Phật biết đã có rất nhiều người trong quá khứ ra tay giúp anh. Anh đã sống cả đời mình như thế đó, và chưa bao giờ anh nghĩ sẽ làm chuyện ngược lại.

Anh nói với bà cụ nếu bà thật sự muốn trả ơn cho anh thì lần khác khi bà biết ai cần được giúp đỡ thì bà có thể cho người ấy sự giúp đỡ của bà, và Bryan nói thêm: “Và hãy nghĩ đến tôi…”

Anh chờ cho bà cụ nổ máy và lái xe đi thì anh mới bắt đầu đi về. Hôm ấy là một ngày ảm đạm và lạnh lẽo nhưng anh lại cảm thấy thoải mái khi lái xe về nhà và biến mất trong hoàng hôn.

Chạy được vài dặm trên con lộ bà cụ trông thấy một tiệm ăn nhỏ. Bà ghé lại để tìm cái gì để ăn và để đỡ lạnh phần nào trước khi bà đi đoạn đường chót để về nhà. Đó là một nhà hàng ăn trông có vẻ không được thanh lịch. Bên ngoài là hai bơm xăng cũ kỹ. Cảnh vật rất xa lạ với bà. Chị hầu bàn bước qua chỗ bà ngồi mang theo một khăn sạch để bà lau tóc ướt. Chị mỉm cười vui vẻ với bà dù phải đứng suốt ngày để tiếp khách. Bà cụ để ý thấy chị hầu bàn này đang mang thai khoảng tám tháng gì đó nhưng dưới cái nhìn của bà, bà thấy chị không bao giờ lộ sự căng thẳng hay đau nhức mà làm chị thay đổi thái độ.

Bà cụ thắc mắc không hiểu tại sao khi cho một người dù có ít lại cho một người lạ mặt rất nhiều. Rồi bà lại chợt nhớ đến anh chàng tên Bryan hồi nãy.

Sau khi bà ăn xong, bà trả bằng tờ giấy bạc một trăm đô-la. Chị hầu bàn mau mắn đi lấy tiền để thối lại tờ bạc một trăm của bà cụ nhưng bà cụ đã cố ý nhanh chân bước ra khỏi cửa rồi. Lúc chị hầu bàn quay trở lại thì bà cụ đã đi mất . Chị hầu bàn thắc mắc không biết bà cụ kia có thể đi đâu. Khi để ý trên bàn chị thấy có dòng chữ viết lên chiếc khăn giấy lau miệng.

Nước mắt vòng quanh khi chị đọc dòng chữ mà bà cụ viết: “Cô sẽ không nợ tôi gì cả. Tôi cũng đã ở vào tình cảnh thiếu thốn giống như cô. Có ai đó đã một lần giúp tôi giống như bây giờ tôi đang giúp cô. Nếu cô thực sự nghĩ rằng muốn trả ơn lại cho tôi thì đây là điều cô nên làm: Đừng để cho chuỗi tình thương này kết thúc ở nơi cô.”

Bên dưới tấm khăn giấy lau miệng bà cụ còn lót tặng thêm bốn tờ giấy bạc 100 đô-la.

Thật ra, có những bàn ăn cần lau dọn, những hủ đường cần đổ đầy, và những khách hàng để phục vụ nhưng chị hầu bàn đã hoàn tất việc ấy để sửa soạn cho qua ngày mai. Tối hôm đó khi chị đi làm về và leo lên giường nằm thì chị vẫn còn nghĩ về số tiền và những gì bà cụ đã viết cho. Làm thế nào bà cụ đã biết chị và chồng của chị cần số tiền ấy? Với sự sanh nở đứa bé vào tháng tới, điều ấy sẽ là khó khăn….

Chị biết chồng chị lo lắng đến mức nào, và trong lúc anh ta nằm ngủ cạnh chị, chị cho anh một cái hôn nhẹ và thì thào bên tai anh, ‘Mọi chuyện sẽ tốt đẹp cả. Em thương anh, Bryan Anderson, ạ.